Tin tức
Tết Nguyên Đán là gì? ý nghĩa ngày Tết của người Việt
Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ hội quan trọng nhất trong năm, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc. Lễ Tết Nguyên Đán là ngày đầu năm mới tính theo Âm Lịch. Ở nhiều nơi, bên cạnh tên gọi phổ biến chúng ta còn có nhiều cái tên dành cho ngày lễ quan trọng này bao gồm: Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền.
Trong bài viết dưới đây, Nội Thất Hòa Phát HPMN sẽ cùng bạn khám phá một số thông tin về ngày lễ năm mới được mong đợi nhất trong năm. Hãy cùng khám phá xem liệu chúng ta biết được bao nhiêu về ngày Tết cỗ truyền nhé!
1. Nguồn gốc của Tết Nguyên đán tại Việt Nam
Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thừa”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Năm mới của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nền văn minh lúa nước cổ đại
Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự-dụng, các quan tuỳ tùng đều mặc triều-phục hầu đạo tiền, tế điện Đế-Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan-Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động-Nhân, bái yết Tiên-Vương. Đêm ấy đoàn thầy tu vào nội làm lễ “Khu-Na” (nghĩa là đuổi tà ma quỷ mị). Dân-gian thì mở cửa đốt pháo tre, cỗ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai con gái nhà nghèo, không có người mai dong để làm hôn-lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. Ngày Nguyên-Đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh-Thọ, các tôn-tử (con cháu nhà vua), các quan cận-thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường-Xuân, vọng bái các lăng tổ. Buổi sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên-An, các phi tần sắp lớp ngồi, các quan trong nội đứng lộn xộn trước điện đánh thổi các bài ca-nhạc trước đại-đình. Con cháu nhà vua và bề tôi sắp hàng bái hạ, ba lần rót rượu dâng lên. Xong, các tôn-tử lên điện chầu và dự yến. Các quan nội-thần ngồi tiểu điện phía tây, các quan ngoại thần ngồi hai bên tả hữu vua, ăn tiệc, đến trưa lần lượt đi ra. Các thợ khéo làm một cái đài “Chúng-tiên” hai tầng ở trước điện, một lúc thì cái đài ấy làm xong, vàng ngọc sáng chói. Vua ngồi ăn trên đài ấy, các quan làm lễ, trước sau chín lạy, và chín tuần rượu rồi giải-tán. Ngày mồng hai Tết, các quan đều làm lễ riêng ở nhà. Ngày mồng ba Tết, vua ngồi trên gác Đại-Hưng, xem các tôn-tử và các quan nội-cung đánh quả bóng (quả cầu thêu), hễ bắt được mà không rơi xuống đất là thắng. Quả bóng lấy gấm mà làm, bằng nắm tay đứa bé, có tua đeo lòng thòng đến hai mươi sợi. Mùng năm Tết, lễ khai-hạ, ăn yến xong thì để quan và dân lễ các chùa miếu và du-ngoạn các vườn hoa.
(Tóm lược đoạn chép chi tiết của Lê Tắc về việc đón Tết của người Việt trong sách An Nam chí lược vào thế kỉ XIII)
Tuy có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết Nguyên đán là bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung Quốc nhưng có thể thấy được Tết Nguyên đán ở mỗi nước đều có những nét đặc trưng riêng và đây là dịp lễ quan trọng của người dân mỗi nước.
2. Tết Nguyên Đán điễn ra vào thời gian cụ thể nào
Tết cổ truyền là một trong những ngày hội chào đón năm mới diễn tra từ ngày 1 tháng 1 Âm lịch mỗi năm. Thông thường, Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra sau khi Tết Dương Lịch bắt đầu từ 1 tháng, tùy theo thời gian lịch tính thực tế quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch và thời điểm Tết cổ truyền cũng diễn ra khác nhau trung bình trong khoảng thời gian từ 21 tháng 1 cho đến mùng 9 tháng 2 dương.
Ngày Tết Nguyên Đán diễn ra nhằm vào thời điểm nhàn rỗi của người nông dân khi họ nghỉ ngơi chuẩn bị cho một mùa vụ mới theo truyền thống nông nghiệp của người Việt từ xưa. Thời gian nhàn rỗi là thời điểm của lễ hội, sự vui tươi để xua đi mệt nhọc sau những ngày làm việc vất vả.
3. Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền là gì?
Tết là djip cho gia đình cùng sum họp vui chơi tham gia các hoạt động giải trí, cầu may và tín ngưỡng. ý nghĩa của ngày Tết hiện nay mang đến cho bạn nhiều cung bậc giá trị về tinh thần bao gồm:
3.1 Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thoa đất trời
Tết theo quan niệm của nhiều nơi là thời điểm giao thoa giữa đất trời, vạn vật thần linh và con người. Ngày Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa bắt đầu cho một chu kỳ thời tiết trong năm với bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, sự khởi đầu đánh dấu kết thúc một năm cũ với nhiều bước tiến của xã hội.
3.2 Tết Âm Lịch là thời gian quây quần bên nhau
Không phải gia đình nào cũng may mắn được cùng chung sống bên nhau cả năm, nhiều người con người cháu vì cuộc sống mà phải xa xứ đi làm ăn xa. Trong ngày Tết đoàn viên, ai cũng mong ngóng được đoàn tụ bên gia đình và những người yêu thương, được cùng quây quần bên mâm cơm ấm cúng sẽ chia những chuyện vui buồn trong một năm đã qua.
3.3 Tết là dịp để báo hiếu, tỏ lòng thành kính đến ông bà tổ tiên
Tết Âm Lịch là một trong những dịp quan trọng trong năm, thời điểm mà tất cả các thành viên trong gia đình hội họp sum vầy. Chính vì thế trong ngày này, nhiều người mượn cơ hội được sum họp để tỏ lòng thành hiếu thuận, biết ơn tới ông bà tổ tiên bằng những mâm cơm, đâu đối, mâm ngũ quả và các hoạt động dọn dẹp bàn thờ.
Theo như quan niệm từ xưa đến nay, ngày Tết là thời khắc giao thoa chính vì thế trong ngày này ông bà tổ tiên sẽ về nhà cùng thăm và ăn Tết cùng các con cháu và phù hộ cho các thành viên trong gia đình một năm mới có nhiều sức khỏe, sự may mắn, hòa thuận trong cuộc sống.
3.4 Tết là thời khắc của may mắn và hy vọng
Năm mới là thời khắc cho sự mở đầu những cái mới, chính vì thế trong dịp Tết Nguyên Đán người ta thường có quan niệm cầu may mắn, tài lộc bằng các hoạt động tín ngưỡng.
Với quan niệm ngày Tết là thời khắc giúp xua đổi những điềm xuaaus trong năm cũ, chào đón những thử thách mới với hy vọng tốt đẹp phía trước. Chính do thế nhiều người thường cầu mong cho mình và người thân được nhiều may mắn, công việc suôn sẻ, có một khởi hành tốt đi kèm hảo vận khí trong ngày đầu năm.
Trần Hiến – Tổng hợp từ Wikipedia và Internet