[QUAN TRỌNG] nghi thức cúng Ông Công Ông Táo 23/12 Âm Lịch

Hướng Dẫn Cúng Ông Công Ông Táo 23/12 Âm Lịch

Hướng dẫn chuẩn bị đầy đủ các bước cúng ông công ông táo rằm tháng chạp

Lễ cúng Ông Công Ông Táo về trời là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt từ bao đời thể hiện sự biết ơn đến trời đất, báo cáo những điều tốt đẹp đến trời dất, tổ tiên mà con cháu đã đạt được trong một năm qua.

Việc tổ chức cúng Ông Táo về chầu trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải hết sức trang trọng, chu đáo để có thể thể hiện được hết tấm lòng của gia chủ. Vậy lễ cúng Ông Công Ông Táo cần chuẩn bị những gì, cách cúng khấn và thời gian cúng Ông Công Ông Táo ra sao? Hãy cùng hoaphatmiennam.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nguồn gốc lễ cúng Ông Công Ông Táo

Nguồn gốc về Ông Công Ông Táo được ông bà ta lưu giữ và truyền miệng dưới nhiều dạng câu chuyện khác nhau với cùng một nội dung đáng chú ý. Theo như những gì được kể lại bở người xưa, Ông Công Ông Táo là tên gọi tắt của các vị Thần Bếp gồm hai vị Táo Ông và một vị Táo Bà, họ chính là vị thần cai quản lửa bếp núc cho gia đình, quyết định sự hạnh phúc, phước đức của gia chủ.

Nguồn gốc về văn hóa tiễn Táo Quân
Nguồn gốc về văn hóa tiễn Táo Quân

Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Ông Công Ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để chầu Ngọc Đế, báo cáo với ngài những diều tai nghe, mắt thấy của các gia đình tại hạ giới cả việc tốt lẫn việc xấu, những điều gia chủ đã làm được và chưa làm được. Từ đó, Thiên Đình sẽ căn cứ mà ban thưởng phạt phân minh cho từng gia đình.

Xuất phát từ tín ngưỡng được truyền lại, lễ cúng Ông Công Ông Táo hay còn gọi nôm na là lễ đưa Ông Táo về trời luôn được hậu thế nhớ đến vè xem như là một trong những điều không thể bỏ lỡ trong dịp cuối năm, đón chào một năm mới sắp đến.

2. Chọn lễ vật cúng Ông Công Ông Táo

Để bày một mâm cúng Ông Táo, nhất quyết phải chuyaanr bị đầy đủ những món lễ vật sau đây:

  • Quần áo, mũ Ông Công: Gồm có 2 bộ dành cho đàn ông và một bộ dành cho phụ nữ, phần mũ đội cho ông Táo thì là dạng có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà thì là dạng trơn không có cánh chuồn. Thông thường các phân lễ này được các quầy hàng đồ cúng chuẩn bị và chia sẵn để bán cho khách, chính vì thế bạn cũng không cần lo lắng quá về việc mua thiếu, mua nhầm. Hãy trực tiếp yêu cầu người bán chuẩn bị bộ đồ lễ cúng Ông Công Ông Táo họ sẽ biết và chuẩn bị cho bạn.
  • Cá chép: Là một trong những thứ không thể thiếu trong nghi lễ cúng Ông Công Ông Táo, đây được xem là con vật đặc trưng và là phương tiện duy nhất để đưa Ông Công Ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng. Cá chép tượng trưng cho ngụ ý “cá chép hóa rồng” một trong những ý nghĩa văn hóa lâu đời. Ngày nay bên cạnh cúng và phóng sanh cá chép sống, người ta thường có xu hướng chọn cá chép giấy hoặc thay thế bằng các loại bánh, xôi, chè, rau câu có hình dáng của chú cá chép trên mâm cúng hiện đại.
  • Phần lễ cúng đi kèm: Bên cạnh quần áo và cá chép, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số thứ như tiền vàng, bánh trái, một đôi hia và áo bằng giấy tùy theo phong tục của gia đình.
Xem thêm>>  Tư vấn cách mua bàn ghế gỗ cũ cho phòng khách
Đồ cúng Ông Táo được bày bán tại các cửa hàng dễ dàng mua và chọn lựa
Đồ cúng Ông Táo được bày bán tại các cửa hàng dễ dàng mua và chọn lựa

Bên cạnh đó, nhiều gia đình có trẻ nhỏ cũng thường hay cúng lễ Ông Công Ông Táo một con gà luộc, khi chọn gà cũng thường sẽ là loại gà cồ (gà trống mới lớn) nhằm ngụ ý xin với Táo Quân thỉnh cầu Ngọc Hoàng ban cho đứa trẻ sau này lớn lên có khí chất nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

3. Chuẩn bị mâm cúng táo quân

Tùy theo điều kiện kinh tế từng gia đình và tập quán tín ngưỡng, ngoài những phần lễ bên trên các gia đình có thể chọn mâm cúng chay hoặc mặn để cúng Ông Công Ông Táo. Mâm cúng thông thường gồm có những món sau:

  • Thịt heo (lợn) luộc.
  • Gà luộc.
  • Rau xào.
  • Chả giò.
  • Hành muối.
  • Xôi Gấc.
  • Giò heo.
  • Canh mọc.
  • Cá nướng.
  • Trái cây tươi, trà rượu cau trầu…

Ngày nay, mâm cổ đưa Ông Táo chầu trời được nhiều gia đình đơn giản hóa để phù hợp với điều kiện của mình, chính vì thế không bắt buộc bạn phải chuẩn bị đầy đủ những món kể trên. Tùy vào thực tế mà có thể thay thế các món cho phù hợp với các yếu tố văn hóa ở vùng miền, điều kiện kinh tế, hoặc thậm chí là khẩu vị của mỗi gia đình.

Mâm cỗ cúng Táo Quân truyền thống
Mâm cỗ cúng Táo Quân truyền thống

Nếu không đủ điều kiện và thời gian để làm mâm cũng hoàn chỉnh, chỉ cần chuẩn bị mâm cúng với 3 món là đã có thể chấp nhận được. Chính vì những lý do khách quan như thế, hiện nay nhiều mâm cúng Ông Công Ông Táo được đặc trưng hóa ở nhiều vùng miền, gia đình tạo nên sự đa dạng về nét ẩm thực trên mâm cúng tiễn Táo Quân.

Điều quan trọng nhất là vị trí đặt mâm tiệc của Ông Táo phải là ở những nơi trang trọng trong khu vực bếp, bàn thờ hoặc tốt nhất là phần bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính đến vị thần cai quản lửa bếp cho gia đình.

Tham khảo thêm Mâm cỗ ngày Tết cần chuẩn bị những gì?

4. Thời gian cúng Ông Công Ông Táo

Theo kinh nghiệm từ người xưa truyền lại, lễ cúng Ông Công Ông Táo phải được gia chủ thực hiện trước lúc Ông Táo về trời tức là phải trước trưa ngày 23/12 Âm Lịch (23 tháng Chạp).

Thời gian cụ thể để làm lễ đưa Ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 và chậm nhất là giờ ngọ (từ 11h00-13h00) ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch vì đây là thời điểm các Táo Quân tập trung để chuẩn bị lên chầu trời.

Thời gian cúng tiễn Táo Quân là từ 21- trưa 23 Tháng Chạp
Thời gian cúng tiễn Táo Quân là từ 21- trưa 23 Tháng Chạp

Năm 2023 ngày cúng Táo Quân nhằm vào thứ bảy 14/01/2023 một số gia đình không thể cúng tiễn ông Táo đúng ngày vì trùng ngày thường đi làm, vì thế nếu không có sự hỗ trợ từ người thân làm lễ cũng thay, bạn có thể chọn ngày phù hợp vào chủ nhật để làm lễ tiễn Ông Công Ông Táo về trời.

Xem thêm>>  Nội thất Hòa Phát tại Đà Nẵng

5. Văn khấn cúng Ông Công Ông Táo

Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam là:

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Khấn bái cúng Táo Quân trên bàn thờ gia đình
Khấn bái cúng Táo Quân trên bàn thờ gia đình

Bên cạnh bài văn khấn cúng Ông Công Ông Táo theo sách, tủy theo văn hóa của từng gia đình vùng miền mà chúng ta có những biến thể bài khấn phù hợp với gia đình. Chính vì thế ngoài việc tham khảo bài khấn trên, bạn có thể tham khảo người lớn trong nhà để chọn lựa bài khấn phù hợp nhất với gia đình mình nhé.

6. Những điều kiêng kỵ trong lễ cúng Táo Quân

Tiễn ông Táo về chầu Trời là phong tục truyền thống qua nhiều đời của người Việt vào những ngày cuối năm. Đây được xem là thời khắc quan trọng với mong muốn vị thần Táo Quân sẽ trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua và mong Ngọc Hoàng xem xét ban bố giúp đỡ nhân dân để một năm mới thuận lợi hơn. Chính vì thế, khi cử hành cúng Ông Công Ông Táo cần có những điều kiêng kỵ mà bạn không được bỏ qua:

  • Trước khi tiến hành bái khấn cúng, bạn phải đảm bảo rằng mình sạch sẽ và ăn mặc nghiêm túc, kín đáo nhằm thể hiện sự tôn kinh đối với các thần.
  • Khi đọc văn khấn cần có thái độ nghiêm túc thành tâm, không cợt nhả, đọc to rỏ ràng và rành mạch.
  • Trong lúc khấn bái cúng Ông Công Ông Táo không nên cầu xin vinh hoa tài lộc, chỉ nên xin khẩn các Táo Quân báo cáo lại những điều hay đẹp trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng.
  • Không cúng đưa Táo Quân sau 12h00 trưa ngày 23 tháng Chạp.
  • Không đặt mâm cúng xuống đất.
  • Không thả cá chép từ trên cao xuống nước.
  • Chuẩn bị và sắp xếp mâm cũng chỉnh chu tránh việc bừa bộn trên mâm cúng gây mất thẩm mỹ.
Cúng khấn Táo Quân
Cúng khấn Táo Quân

7. Đưa Ông Táo rồi thì có rước không?

Tất nhiên là đã có tiễn đưa thì cũng phải có lễ rước Táo Quân về sau khi thần kết thúc buổi chầu Ngọc Hoàng. Theo phong tục từ người xưa truyền lại, lễ rước Táo Quân thường sẽ được thực hiện vào ngày 30 tháng Chạp, với những năm không có 30 thì có thể chuyển sang ngày 29.

Xem thêm>>  +8 Hộc tủ rời cho bàn làm việc đẹp, giá rẻ 2024

Tuy nhiên bên cạnh nét văn hóa chung, một số vùng miền nhất là các tỉnh miền Trung thường gộp chung lễ cúng rước Ông Công Ông Táo vào mùng 7 Tết Âm Lịch cùng với ngày cúng tạ năm mới.

Thông thường lễ cúng rước Táo Quân sẽ được thực hiện vào 23h00-23h45 đêm giao thừa, lễ vật cúng rước Táo Quân cũng tương tự như lễ vật bày cúng tiễn, bên cạnh đó nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm xôi, chè cho phù hợp với văn hóa gia đình.

Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà PhậtCon kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phươngCon kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn PhậtCon kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinhCon kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thầnCon kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là Phút giao thừa năm .. và …, chúng con là…, sinh năm…, ngụ tại…

Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)

Lễ rước Ông Công Ông Táo thường diễn ra vào đêm giao thừa
Lễ rước Ông Công Ông Táo thường diễn ra vào đêm giao thừa

Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về nguồn gốc cũng như việc chuẩn bị lễ cúng Ông Công Ông Táo mà Nội Thất Hòa Phát đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích chúng tôi đã đưa ra, bạn đọc đã có thêm những kinh nghiệm tốt trong việc chuẩn bị mâm cúng tiễn Táo Quân về trời cho năm 2023 này nhé!

Đừng quên truy cập website: hoaphatmiennam.vn để khám phá thêm nhiều bài viết thú vị về chủ đề ngày Tết cổ truyền Việt Nam nhé!

Trần Hiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Miền Nam: 0916.952.958 - 0943.656.555 - 0916.084.085
Miền Bắc: 0934.534.777 - 0917.311.386 - 0916.378.886