Mặt Phủ Laminate và Melamine khác nhau thế nào?

Mặt Phủ Laminate và Melamine khác nhau thế nào?

So sánh chi tiết về cấu tạo đặc điểm của hai loại mặt phủ laminate và melamine

Mặt phủ Laminate và Melamine là hai mẫu vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến được ứng dụng trong kỹ thuật san r xuất gỗ vật liệu cho lĩnh vực nội thất văn phòng, gia dụng hiện nay. Với vẻ đẹp đậm nét hiện đại, sức bền, sự tinh tế và giá thành rẻ, loại vật liệu gỗ ép công nghiệp phủ Laminate và Melamine được xem là giải pháp tối ưu cho một mẫu nội thất gỗ hiện đại tốt nhất hiện nay.

Vậy bề mặt phủ Laminate và Melamine là gì? Cấu tạo, ứng dụng cũng như các phân biệt hai loại mặt phủ này ra sao? Hãy cùng hoaphatmiennam.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đôi nét về bề mặt phủ laminate và melamine

Các món đồ nội thất làm từ gỗ luôn mang đến một nét đẹp sang trọng, đẳng cấp và ấm cũng cho không gian gia đình, văn phòng. Tuy nhiên việc sử dụng các vật liệu gỗ tự nhiên để chế tác đồ nội thất thông thường mất rất nhiều thời gian, chi phí để tìm kiếm và sản xuất, bên cạnh đó, gỗ tự nhiên còn có khả năng cao chịu các tác động như mối mọt, ẩm mốc với độ bền không cao.

Nắm bắt được điều đó, các sản phẩm gỗ công nghiệp được ứng dụng công nghệ lớp phủ Melamine và Laminate ra đời với độ bền vượt trội, dễ sản xuất, giá thành rẻ đã và đang trở thành giải pháp hữu hiệu được nhiều người yêu thích và tin chọn hiện nay.

1.1 Mặt phủ Laminate là gì?

Mặt phủ Laminate với cấu tạo 3 lớp
Mặt phủ Laminate với cấu tạo 3 lớp

Laminate là loại vật liệu bề mặt chuyên dụng cho các loại ván công nghiệp MFC hoặc MDF nhằm tăng nét thẩm mỹ cũng như độ bền cho sản phẩm. Về cấu tạo, bề mặt Laminate gồm 3 phần chính: lớp Overlay, lớp Decorative paper, lớp Kraft paper được chế tạo theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate).

Về tác dụng, bề mặt phủ Laminate sẽ mang đến cho vật liệu gỗ công nghiệp cũng như các sản phẩm nội thất một nét thẩm mỹ, sự bảo vệ tối đa sản phẩm trước các khả năng thường gặp khi sử dụng đồ gỗ như: trầy xước, ẩm mốc, vi khuẩn…

– Một số sản phẩm làm từ gỗ Laminate:

1.2 Mặt phủ Melamine là gì?

Mặt phủ Melamine trên cốt gỗ công nghiệp
Mặt phủ Melamine trên cốt gỗ công nghiệp

Lớp phủ Melamine thực chất là một lớp giấy trang trí được nhúng một lớp keo Melamine, loại keo này thường được dùng để gia tăng độ bền cho sản phẩm gỗ ván ép công nghiệp, giúp gia tăng khả năng chống trầy, chống cháy, ẩm mốc cho bề mặt vật liệu gỗ cùng như các món đồ nội thất.

Thông thường, lớp phủ Melamine thường được dùng chủ yếu cho các mẫu ván dăm công nghiệm (MFC) do có giá thành rẻ, dễ sản xuất cũng như tính ứng dụng cao, mẫu vật liệu gỗ công nghiệp phủ Melamine được dử dụng phổ biến trong việc chế tác nhiều mặt hàng nội thất như bàn, tủ, vách ngăn có tính ứng dụng cao trên thị trường.

Tham khảo: Gỗ công nghiệp Laminate là gì? Gỗ MFC là gì?

– Một số sản phẩm làm từ gỗ Melamine:

2. Phân biệt đặc điểm hai loại bề mặt laminate và melamine

Về thiết kế, hai loại vật liệu phủ bề mặt đều được ứng dụng cho việc làm lớp bọc ngoài bảo quản cho vật liệu gỗ cũng như các sản phẩm tạo thành từ chúng, tuy nghiên mỗi loại mặt phủ khác nhau mang đến cho chúng ta những đặc điểm khác, tùy vào nhu cầu sử dụng mà người tiêu dùng có thể lựa chọn mẫu nội thất gỗ với loại vật liệu phủ phù hợp.

2.1 So sánh về giá thành hai loại mặt phủ Laminate và Melamine

Loại bề mặt Laminate Melamine
Mức giá
  • Đắt hơn gỗ với lớp phủ Melamine.
  • Giá thành chênh lệch giữa các loại màu sắc, vân gỗ, tấm Laminate uốn cong và tấm Laminate High Gloss.
  • Giá thành rẻ hơn so với gỗ Laminate.
  • Sự chênh lệch mức giá các sản phẩm cùng loại dựa trên màu sắc, độ dày lớp phủ.

2.2 So sánh về màu sắc và vân gỗ của hai loại mặt phủ Laminate và Melamine

Loại bề mặt Laminate Melamine
Màu sắc
  • Màu sắc đa dạng với nhiều sự lựa chọn hơn Melamine.
  • Bên cạnh các màu sắc cơ bản, Laminate có thêm các mẫu màu mang công nghệ hiện đại như: màu kim loại, ánh nhũ…
  • Có hệ thống gam màu đa dạng.
  • Màu sắc trang nhã theo chất liệu gỗ từ sáng cho đến tối, phù hợp với nhu cầu sử dụng sản xuất nội thất bàn, tủ, vách ngăn hiện đại.
Đường vân gỗ
  • Mặt phủ Laminate mô phòng nhiều loại vân gỗ tự nhiên với kết cấu đẹp mắt: vân gỗ anh đào, vân gỗ sồi, gỗ thông, gỗ óc chó…
  • Sở hữu nhiều vân gỗ với màu sắc đa dạng khác biệt.
  • Bên cạnh các mẫu vân gỗ, Laminate còn có thêm các mẫu vân đá, vân vải…
  • Mặt phủ Melamine mô phỏng các loại vân gỗ phổ biến hiện nay: vân gỗ sồi, vân gỗ óc chó, vân gỗ teak, vân gỗ thông…
  • Sở hữu gam màu sắc và hình dáng vân đa dạng.
  • Bề mặt Melamine không sở hữu các mẫu vân tăng cường như Laminate.

2.3 Quy trình sản xuất các loại bề mặt Laminate và Melamine

Loại bề mặt Laminate Melamine
Quy trình SX
  • Lớp giấy trang trí được xữ lý nhúng qua keo melamine và đem cắt theo chuẩn khổ quy định.
  • Lớp Overlay được xữ lý qua ngâm tẩm hóa chất để đạt độ trong suốt.
  • Lớp giấy nền (Kraff) được thiết kế với nhiều lớp giấy gỗ ép nén chặt với nhau bởi nhiệt độ cao, kích thước xử lý theo khổ chuẩn.
  • Ba lớp vật liệu sẽ được ép dính với nhau theo thứ tự: Overlay > Giấy trang trí > Giấy nền với nhiệt độ cao và áp suất lớn để tạo thành tấm mặt phủ Laminate hoàn chỉnh.
  • Lớp giấy trang trí được thiết kế in hình hoa văn và màu sắc phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Phần giấy trang trí sau khi in sẽ được tẩm qua keo Urea Formaldehyde (UF).
  • Phần giấy tẩm xong sẽ được đem sấy khô sau đó tiếp tục được tẩm thêm một lớp Melamine Formaldehyde (MF) và được sấy khô để đảm bảo chất lượng.
  • Thành phẩm giấy trang trí sau khi được sất sẽ được ép sần hoặc giử nguyên cắt thành khổ trở thành thành phẩm tấm mặt phủ Melamine hoàn chỉnh.

2.4 Cấu tạo bề mặt Laminate và Melamine

Loại bề mặt Laminate Melamine
Cấu tạo Lớp mặt phủ Laminate gồm 3 phần chính:

  • Lớp Overlay: Được tổng hợp từ cellulose tinh khiết với độ trong cao, sử dụng phủ lên trên cùng bề mặt tấm Laminate tạo độ bóng và lớp bảo vệ tuyệt đối.
  • Lớp giấy trang trí: Là lớp giấy tạo hình được in họa tiết hoa văn và màu sắc chủ đạo cho tấm phủ. Phần giấy được nhúng keo Melamine để tăng tính ổn định và bảo quản.
  • Lớp giấy nền Fraff: là lớp giấy được nén chặt bới nhiều lớp giấy nhỏ làm từ bột giấy và chất phụ gia ở nhiệt độ cao để tăng độ dày cho tấm mặt phủ Laminate.
Lớp mặt phủ Melamine gồm 2 phần chính:

  • Lớp giấy nền trang trí: Là lớp giấy mỏng được làm từ bột gỗ, titan kèm một số chất phụ gia khác. Bề mặt lớp giấy trang trí được in hình hoa văn và màu sắc theo yêu cầu sản xuất. Đây là lớp giấy quyết định kiểu dáng màu vân của sản phẩm.
  • Lớp keo Melamine: là lớp keo được phủ bên ngoài giấy nền trang trí, có tác dụng như lớp bảo vệ chính cho bề mặt phủ Melamine giúp nâng cao tuổi thọ, chống các khả năng gây tổn hại bề mặt như trầy xước, ẩm mốc…

2.5 Ưu và nhược điểm của 2 loại mặt phủ Laminate mà Melamine

Loại bề mặt Laminate Melamine
Ưu điểm
  • Đa dạng về màu sắc, hình dáng vân gỗ với các thiết kế vân màu bổ sung đặc trưng: đơn sắc, ánh kim, ánh nhủ…
  • Tính thẩm mỹ với độ bền cao mang đến sự sang trọng, đẳng cấp.
  • Thiết kế mặt phủ Laminate dòng post forming với độ dẻo cao có thể dễ dàng uốn cong tạo hình trong lúc thi cong bề mặt và cạnh sản phẩm.
  • Bề mặt dẻo dai với khả năng chịu nhiệt, chịu va đập, chống xước, chống thấm tốt.
  • Giá thành rẻ với chất lượng ổn định với tính ứng dụng cao trong sản xuất nội thất.
  • Quá trình sản xuất và thi công đơn giản, nhanh chóng.
  • Khả năng chịu lực. chịu nhiệt, chống va đập trầy xước, chống thấm tố giúp bảo quản và bảo vệ cốt gỗ bên trong một cách hiệu quả.
Nhược điểm
  • Giá thành sản xuất cao.
  • Yêu cầu máy móc và gia công phức tạp.
  • Màu sắc và mẫu vân ít đa dạng.
  • Mề mặt keo cứng không có khả năng tạo hình cong thi công cho các bề mặt sản phẩm phức tạp.
  • Khả năng chịu mài mòn kém hơn so với Laminate.

2.6 Ứng dụng của hai loại mặt phủ Laminate và Melamine

Loại bề mặt Laminate Melamine
Ứng dụng
  • Mặt phủ Laminate thường được sử dụng như lớp phủ bảo vệ bề mặt cho các ván gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF.
  • Sử dụng làm mặt phủ bảo quản cho các bức ảnh lớn.
  • Làm miếng dán trang trí bề mặt.
  • Ứng dụng thi công thiết kế các công trình, nội thất hiện đại.
  • Mặt phủ Melamine thường được sử dụng như lớp phủ bảo vệ bề mặt cho các ván gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF.
  • Ứng dụng sản xuất các vật dụng nội thất bàn, ghế, tủ dùng cho gia đình, văn phòng, trường học với giá thành rẻ.
  • Thi công các bề mặt kiến trúc phẳng.

3. Nhận biết hai loại mặt phủ laminate và melamine

Laminate và Melamine là hai loại lớp bề mặt được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại, Với sự đa dạng về màu sắc, vân gỗ đi kèm các tính năng ưu việt với độ thẩm mỹ cao, những vật dụng nội thất ứng dụng hai loại tấm phủ này ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

Bên cạnh những tính năng nổi bật, 2 mẫu mặt phủ Laminate và Melamine nhìn từ bên ngoài vó hình dạng khá giống nhau, nhất là khi được ép phủ lên bề mặt cốt gỗ khiến cho người tiêu dùng có thể gặp khó trong việc xác định đúng loại chất liệu mặt phủ để tránh mua nhầm.

Dưới đây là một số cách đơn giản để phân biệt 2 loại mặt phủ Laminate và Melamine và Showroom hoaphatmiennam.vn muốn chia sẻ đến bạn, hãy cùng tham khảo:

3.1 Phân biệt loại mặt phủ gỗ dựa trên thông tin catalogue và bảng màu từ nhà sản xuất

Thông thường khi mua các mẫu sản phẩm nội thất tại bất kỳ showroom nào, nhà phân phối đều có các thông tin về mẫu màu, mã số của từng loại ván gỗ với lớp phủ bề mặt cho khách hàng có thể kiểm tra. Vì thế khi chọn lựa các sản phẩm, bạn có thể yêu cầu nhà phân phối cung cấp bảng màu gỗ để đối chiếu và lựa chọn màu sắc và lớp phủ phù hợp.

Một phần Catalogue màu gỗ thông dụng
Một phần Catalogue màu gỗ thông dụng

3.2 Phân biệt Laminate và Melamine dựa trên giá thành và điều kiện thi công

Các sản phẩm nội thất hiện nay đa phần được sử dụng lớp mặt phủ Melamine do có giá thành rẻ cũng như độ sử dụng tốt. Lớp mặt phủ Laminate chủ yếu được ứng dụng ở các sản phẩm có giá thành cao hơn, bạn có thể dễ dàng nhận biết qua giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, lớp mặt phủ Laminate thông thường được ứng dụng để tạo các chi tiết viền cong, bo tròn cạnh tạo nét thẩm mỹ cho sản phẩm, điều mà lớp Melamine không thực hiện được. Nhiều nhà sản xuất đã lợi dụng điểm khac biệt này để thể hiện ngay trên bề mặt sản phẩm gỗ giúp khách hàng có thể nhanh chóng xác định bề mặt vật liệu một cách hiệu quả hơn.

Bề mặt cạnh sản phẩm Laminate thường được vận dụng khả năng uốn cong tối ưu của nó
Bề mặt cạnh sản phẩm Laminate thường được vận dụng khả năng uốn cong tối ưu của nó

3.3 Phân biệt mặt phủ Laminate và Melamine dựa trên độ dày

Về cấu tạo, lớp phủ Laminate dày hơn so với Melamine do đó theo trực quan bạn có thể dể dàng phân biệt bằng cách quan sát độ dày lớp mặt phủ không qua những vị trí hở của ván gỗ hoặc những chỗ khoan bắt vít trên bề mặt.

Kiểm tra độ dày mặt phủ thông qua mặt cắt gỗ
Kiểm tra độ dày mặt phủ thông qua mặt cắt gỗ

Trên đây là một số thông tin chia sẻ của hoaphatmiennam.vn về hai loại mặt phủ Laminate và Melamine hiện đang được ứng dụng phổ biến trong sản xuất, chế tạo nội thất hiện đại. Với mỗi loại bề mặt, chúng ta có những ưu và nhược điểm riêng từ đó có thể rút ra được những gợi ý hữu ích trong việc lựa chọn các món đồ dùng nội thất với bề mặt phủ Laminate hoặc Melamine phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Showroom nội thất văn phòng hoaphatmiennam.vn chuyên cung cấp các mặt hàng bàn, ghế, tủ, vách ngăn dùng cho văn phòng, gia đình, công cộng làm từ chất liệu gỗ công nghiệp Laminate và Melamine cao cấp với giá thành rẻ, chất lượng tuyệt đối đến người tiêu dùng. Đến với đại lý Nội Thất Hòa Phát để tìm kiếm cho mình những sản phẩm nội thất ứng ý và chất lượng nhất nhé.

Mọi chi tiết thắc mắc cũng như nhu cầu nhận tư vấn báo giá các sản phẩm nội thất văn phòng, gia đình, công cộng… quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây liên hệ:

Địa chỉ: 55 Bạch Đằng, P 15, Q Bình Thạnh, TPHCM

Website: https://hoaphatmiennam.vn/

Hotline: 0918 120 129 (8h00-17h00)

Tư vấn: (028)3511.8666 – (028)3511.9666

Email: info@hoaphatmiennam.vn

Trần Hiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Miền Nam: 0916.952.958 - 0943.656.555 - 0916.084.085
Miền Bắc: 0934.534.777 - 0917.311.386 - 0916.378.886