Tin tức
Ý tưởng tái chế chai nhựa bỏ đi thành đồ dùng hữu ích
MẸO TÁI CHẾ SỬ DỤNG CHAI NHỰA BỎ ĐI THÀNH NHỮNG ĐỒ DÙNG ĐẸP, ĐỘC, LẠ
Tái chế chai nhựa bỏ đi thành những món đồ dùng đơn giãn là một trong những cách hữu hiệu trong việc kiểm soát, giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt của một cá nhân ra môi trường. Việc nhiều người cùng hưởng ứng tái chế rác thải sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào giảm thiểu rác thải bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
Trong thời buổi hiện đại việc lên ý tưởng tái chế các sản phẩm rác thải bỏ đi thành đồ dùng có ích đang nhận được đông đảo sự quan tâm từ tất cả mọi người trên thế giới. Với tình hình rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường khiến nhiều quốc gia lâm vào cảnh khó khăn. Nhận thức được về vấn đề đó, nếu mỗi người trong chúng ta dành một chút thời gian tìm hiểu về những loại rác thải mình bỏ đi hằng ngày, lựa chọn những món đồ phù hợp còn có thể sử dụng được như những chiếc chai nhựa dùng cho tái chế lại thành những món đồ dùng đơn giản có thể phần nào góp sức giảm thiểu lượng rác mà bạn đã thải ra môi trường. Vậy bạn có muốn thử một lần bảo vệ môi trường không nào? Nếu có, hãy cùng Nội Thất Hòa Phát khám phá ra những ý tưởng sáng tạo từ chai nhựa trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung
1. Sử dụng vỏ chai cũ thành đồ đậy nắp ống kính máy ảnh
Thay vì vứt bỏ phần vỏ chai nhựa sau khi sử dụng làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, bạn có thể tái sử dụng chúng cho việc thay thế thiết bị bảo vệ ống kính đã hỏng của mình một cách tiện lợi, tiết kiệm.
Rất đơn giản, trong trường hợp này bạn có thể tự tạo cho mình một chiếc chụp bảo vệ ống kính máy ảnh bằng việc tái chế cắt đôi vỏ chai nhựa bỏ đi theo chiều ngang, sử dụng phần đáy chai để tạo thành cái lòng chụp ống kính máy ảnh một cách đơn giản.
2. Tái chế chai nhựa thành chổi quét nhà Handmade cực xinh
Bạn có bao giờ từng nghĩ chai nhựa ngoài việc đựng các loại chất lỏng ra còn có thể biến thành một cây chổi quét nhà cực xinh xắn chưa? Thực tế là có rất nhiều người thậm chí là nhiều vùng trên thế giới người ta đã sử dụng chai nhựa tái chế như một nguyên liệu chính để tại ra chổi quét nhà mà không cần gia công qua máy móc phức tạp. Hãy cùng tham khảo cách thú vị bên dưới nhé.
Phần chuẩn bị bạn có thể sử dụng 3-4 chai nhựa bỏ đi (nên chọn những chai nhựa lớn có hình dáng tương tự nhau để dễ thao tác hơn nhé), Một cây kéo sắc, một ít dây chun (dây thun) hoặc keo silicon, hai thanh nẹp gỗ kèm một ít đinh vít và cuối cùng là một thanh gỗ, kim loại thẳng làm cán chổi.
- Dùng kéo cắt bỏ phần đầu và đáy của mỗi chai nhựa, lưu ý hãy để lại một chai không cắt đầu nhé vì chai này sẽ là phần khung đầu chổi.
- Các chai nhựa sau khi cắt xong bạn hãy dùng kéo tiếp tục cắt theo chiều dọc của nó thành từng sợi nhỏ, càng nhỏ càng tốt.
- Các chai nhựa tái chế sau khi cắt xong bạn có thể xếp cồng lên nhau theo cách: chai còn đầu ở bên ngoài những phần còn lại được chồng vào nhau bên trong. Phần việc liên kết bạn có thể sử dụng một ít keo silicon hoặc dây thun để cố định các phần lại với nhau.
- Dùng hai thanh nẹp cố định là dẹp phần thân chổi sao cho dễ quét rồi cố định lại bằng cách đóng đinh hoặc bắt vít chắc chắn.
- Cuối cùng bạn dùng đinh vít cố định phần cán chổi vào miệng chai.
Tèn ten thế là chúng ta có một chiếc chổi tái chế từ vỏ chai xinh xắn có thể sử dụng được rồi. Tùy vào nhu cầu sử dụng bạn có thể dùng chổi mới sợi nhỏ quét nhà hoặc chiếc chổi tự chế với sợi chổi dày hơn cho các khu vực sân nhà, vườn… đơn giản, dễ làm mà lại tiết kiệm.
3. Sáng tạo các loại bình tưới nước cho cây trồng từ vỏ chai nhựa
Thay vì bỏ tiền ra mua mới một chiếc bình tưới nước, bạn có thể sử dụng những chiếc chai nhựa tái chế tạo thành ngay một bình tưới cực đơn giản, cùng khám phá nhé.
Bạn có thể tạo ra một chiếc bình tưới đơn giản bằng cách tạo ra các lổ nhỏ bên trên nắp chai nước, tùy thuộc vào nhu cầu tưới nước mà bạn có thể tạo ra các lổ tưới lớn hoặc bé nhé.
Cách tiếp theo bạn có thể sử dụng vỏ chai nhựa tái chế trong việc tưới cây chính là tạo ra thiết bị phễu thẩm thấu. Bạn chỉ cần đơn giản loại bỏ phần đáy chai nhựa và tạo một số lổ nhỏ bên phần thân chai sau đó chôn một phần chai xuống đất cạnh cây trồng. Việc còn lại là đổ đầy nước trong chai và để nước tự thẩm thấu vào đất từng chút một, giúp cây trồng bổ sung nước và tạo độ ẩm liên tục cho đất một cách hiệu quả, giảm thiểu thời gian chăm sóc cây trồng.
4. Tái chế chai nhựa thành những chậu hoa đẹp mắt
Bạn là người đam mê các vật dụng xinh xắn và thích trồng các loại cây mini đặt trên bàn làm việc, ban công, cửa sổ gia đình. Vậy việc sử dụng chai nhựa tái chế thành những chiếc chậu xinh xắn có lẽ rất phù hợp với bạn đấy.
Về chuẩn bị bạn chỉ cần lựa chọn một số loại chai nhựa bỏ đi loại 1.5 lít, một ít màu vẽ và một con dao rọc giấy đơn giản.
- Đầu tiên hãy chuẩn bị các chai nhựa vẽ phác thảo hình thù con vật mà bạn yêu thích lên phần đáy chai.
- Sau đó hãy dùng dao cắt giấy cắt phần đáy theo hình vẽ của bạn.
- Bước tiếp theo là trang trí phần đáy chai với màu vẽ để đình hình sản phẩm một cách hoàn thiện.
- Cuối cùng là cho một ít đất và hạt giống vào chậu cây bằng chai nhựa của mình và tận hưởng thôi nhé!
5. Ứng dụng chai nhựa thành công cụ phụ trợ nhà bếp
Nếu như gặp khó khăn trong việc bếp núc, vậy bạn nên thử những các thù vị trong việc ứng dụng chai nhựa tái chế nhằm hỗ trợ công việc của bạn xem sao.
– Cách 1: Dùng chai nhựa làm công cụ tách lòng đỏ trứng đơn giản.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc chai nhựa loại đựng nước khoáng vỏ mềm, đầu tiên bạn cần đập trứng ra một cái bát (chén), rồi bóp nhẹ chai nhựa để hút lòng đỏ để riêng sang một bát khác. Lòng trắng trứng lúc này đã tách được lòng đỏ hoàn toàn nên giúp bạn chế biến món ăn dễ dàng.
– Cách 2: Dùng chai nhựa tái chế thay cho găng tay chống bắn dầu.
Công việc nấu nướng đôi khi làm bạn e dè khi các món ăn dầu mỡ khi chế biến thường bị bắn ra ngoài, tệ hơn dầu nóng băn lên tay làm bạn khó chịu. Vậy đơn giản hơn khi bạn sử dụng hai chai nhựa lớn cắt đi phần đáy, điều còn lại là bạn xỏ phần cán của vá xào vào bên trong chai và tay thế là bạn đã có một thiết bị đơn giản chống bắn dầu hiệu quả rồi nhé.
– Cách 3: Dùng chai nhựa tái chế thành mặt nạ làm bếp.
Một số bạn khi chế biến các thực phẩm như ót, tỏi, hành thường bị cay mắt khó chịu, nước mắt đầm đìa. Vậy hãy tạo ngay một chiếc mặt nạ đơn giản cho mình bằng một vỏ chai đựng nước cỡ lớn loại 5 lít thử xem sao nhé.
6. Tái chế phần nắp chai nhựa thành đồ găm kim chỉ
Những vật dụng nhỏ như kim chỉ thường hay thất lạc trong kệ đồ đạc gia đình, thậm chí nếu không may lọt xuống nền nhà chúng có thể gây nguy hiểm cho các thành viên không may đạp trúng. Chính vì thế việc làm một chiếc đế găm kim chỉ trở nên vô cùng hữu ích cho bạn đấy.
Bạn hãy cho bông gòn vào một miếng vải nhỏ rồi cuộn lại bằng thun hay thắt nút để giữ bông. Kế đến bạn bắn keo vào bên trong nắp chai và gắn phần bông vừa cuộn vào. Như vậy, bạn đã có những chỗ để kim tuyệt vời khi khâu vá rồi đấy.
7. Tái chế chai nhựa trồng cây
Bạn cũng có thể sử dụng các chai tái chế cho mục đích trồng cây cảnh quanh nhà, những cây rau nhỏ dùng trong bửa cơm gia đình cũng rất hiệu quả đấy.
Bạn có thể sử dụng chai nhựa 1,5l rồi dùng dao rọc giấy đục một lỗ ở giữa thân chai. Tiếp theo bạn đục lỗ 4 góc xung quanh chai rồi xỏ dây qua lỗ đã đục và treo chai lên tường. Sau khi đã treo chai lên tường, bạn cho đất vào chai rồi gieo hạt.
Một cách làm vật dụng từ chai nhựa đơn giản hơn để trồng cây là bạn có thể cắt phần đầu chai nhựa và giữ lại phần thân dài vừa đủ để trồng cây. Sau đó, bạn cho đất và hạt mầm vào chai rồi chăm sóc cây hàng ngày.
8. Tái chế chai thành các đồ dùng handmade
Những chiếc chai nhựa tưởng chừng vô dụng sau khi sử dụng xong lại có thể được bạn tận dụng cho gia đình nhỏ của mình để đựng bàn chải đánh răng. Bạn cần chuẩn bị chai nhựa, bút lông, dao rọc giấy, 3 miệng chai đã cắt sẵn rồi thực hiện những bước dưới đây để có lọ đựng tiện dụng.
- Canh phần giữa của thân chai rồi dùng bút lông để vẽ hai đường tròn và cắt phần thân đi.
- Giữ lại phần đầu và đáy của chai rồi ghép chúng lại bằng keo để làm thành 1 chai nước nhỏ.
- Dùng dao rọc giấy tách thành 3 hình tròn vừa với miệng chai bạn đã cắt sẵn.
- Gắn miệng chai vào lỗ đã cắt và cố định lại bằng súng bắn keo rồi cho bàn chải vào lọ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tái chế chai nhựa thành hộp bút bằng cách cắt nửa vỏ chai nước rồi trang trí lên chai tùy thích. Sau đó, bạn dán chai lên tường bằng keo hoặc để nơi nào tiện dụng. Kế đến, bạn chỉ việc cho các đồ dùng của mình vào như kéo, băng keo, bút, thước kẻ… Cách tái chế chai nhựa này khá tiện dụng cho gia đình bạn vì giúp nhà cửa gọn gàng hơn.
9. Làm kệ sách đơn giản từ các can nhựa
Những can nhựa lớn đựng chất lỏng như nước giặt, xà bông sau khi sử dụng hết bạn có thể rửa sạch chờ tái sử dụng. Một trong những cách đơn giản để tái sử dụng chai nhựa loại này là biến chúng thành các kẹp đựng sách.
Bước đơn giản bạn chỉ cần cắt can nhựa theo như hình và cố định chúng lại với nhau theo từng hàng một. Thế là chúng ta đã có một mẫu kệ xếp sách độc đáo và đầy tiết kiệm rồi.
10. Tái sử dụng các chai nhựa để đựng chất lỏng
Các chai nhựa sau khi sử dụng xong bạn có thể để dành tái sử dụng chúng khi tính năng sử dụng vẫn còn hoạt động tốt. Các mẫu chai lọ nhựa đựng xà bông khi xài hết có thể mua các sản phẩm tương tự được đóng gói lớn và rót lại vào chai để sử dụng một cách bình thường.
11. Tái chế chai nhựa thành heo đất
Bạn có thể dễ tàng tái chế một chiếc chai nhựa bỏ đi thành heo đất đựng tiền với đầy màu sắc do chính đôi tay bạn làm ra, ngoài việc có thể tiết kiệm chi phí mua heo, tác phẩm heo đất còn có thể tái sử dụng nhiều lần một cách dễ dàng.
12. Làm đồ chơi, con vật ngộ nghĩnh từ chai nhựa tái chế
Bằng sức sáng tạo của mình, bạn có thể biến những chiếc chai nhựa thành các món đồ chơi đẹp dành cho con em mình hoặc thậm chí tạo ra nhiều món đồ chơi lành mạnh, bổ ích dành cho những trẻ em xung quanh có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiệm sở hữu các món đồ chơi đắt tiền. Chắc hẳn bọn trẻ sẽ rất vui khi có được một món đồ chơi đẹp, ưng ý mà độc nhất vô nhị đấy.
Trên đây là một số cách dùng để tái chế chai nhựa cũ giúp bạn góp phần bảo vệ môi trường một cách tốt và thân thiện hơn. Vẫn còn hàng trăm cách sử dụng với những chiếc bình nhựa cũ mà chúng ta chưa biết đến, nếu bạn có thêm ý kiến gì, hãy cùng chia sẻ với hoaphatmiennam.vn nhé!
Trần Hiến