Tin tức
Mâm cỗ ngày Tết Ất Tỵ 2025 cần chuẩn bị những gì?
Mâm cỗ ngày Tết Ất Tỵ bày lên những món ăn truyền thống, quen thuộc. Trước là thể hiện sự tưởng nhớ về tổ tiên, sau là tạo một mâm cơm ý nghĩa sum vầy cho con cháu, các thành viên gia đình hội họp cùng nhau đón một cái tết mới đầy ý nghĩa.
Trong nét ẩm thực Việt, mâm cỗ tết không thể thiếu các món ăn quen thuộc như: bánh chưng, dưa hành, giò lụa, thịt đông… được chế biến và trang trí một cách tỉ mỉ, cầu kỳ. Dưới đây, hãy cùng hoaphatmiennam.vn khám phá một số nét đặc trưng về mâm cỗ ngày Tết ở quê hương mình nhé!
Nội Dung
1. Tám món ăn truyền thống cho mâm cỗ ngày tết
1.1 Bánh chưng Tết
Bánh chưng là món ăn mọi người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc tới Tết Nguyên đán. Đây là Thứ bánh mà hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng thứ 16 tạo ra, thể hiện lòng biết ơn với vua cha, đất trời. Bánh chưng được ví như linh hồn của ngày Tết.
Bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết gồm các nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Vào những ngày cuối năm, cả gia đình quây quần bên nhau, cùng gói bánh, cùng kể nhau nghe sự tích và ý nghĩa của chiếc bánh vuông vức, rồi cùng thức trông nồi bánh chưng cả đêm. Đó là những kỷ niệm về Tết đẹp đẽ và nhớ mãi không quên của nhiều thế hệ người Việt. Ngày nay, cuộc sống hiện đại và gấp gáp hơn, nên các gia đình ở thành phố thường không duy trì tục lệ này. Ở một số địa phương, vùng quê, thì vẫn còn tồn tại.
1.2 Dưa Hành món ăn kèm dịp Tết
Bên cạnh những món ăn ngày tết như bánh chưng, một đĩa dưa hành làm món ăn kèm không thể thiếu. Vị thơm nồng lẫn với chua – cay – mặn – ngọt khiến cho người thưởng thức hưởng được cái trọn vẹn trong hương vị ẩm thực ngày tết bên mâm cỗ.
1.3 Xôi Gấc trong mâm cỗ ngày Tết
Dĩa xôi gấc có màu đỏ tươi tượng trưng cho sự may mắn được nhiều gia đình lựa chọn cho mâm cỗ của mình. Những ngày đầu năm, người Việt thường ăn xôi gấc với hy vọng mang lại một năm mới đầy may mắn.
1.4 Thịt đông trong mâm cỗ ngày Tết
Đây là món ăn đặc trưng được ưa chuộng ở miền Bắc Việt nam. Do thời điểm tết trùng vào dịp Đông người ta đả biến tấu ra món thịt độc đáo để bày lên mâm cỗ Tết, tạo cảm giác lạ miệng cho bửa cơm gia đình. Để làm món thịt đông cần có thịt lợn, tai lợn, bì lợn, mộc nhĩ, nấm hương. Thịt chân giò cùng các nguyên liệu kèm theo được ninh nhừ, sau đó để đông đặc lại giống món thạch vừa đẹp, ăn lại ngon miệng, và không bị ngấy như những món ăn khác.
1.5 Nem rán (chả chiên)
Nem rán hay chả chiên theo cách gọi của từng miền là món ăn được làm từ thịt, nấm mèo, các loại rau củ trộn chung đen cuộn với bánh tráng rồi chiên giòn. Đây là món ăn không thể thiếu trong nét truyền thống văn hóa Việt. Mâm cơm gia đình ngày Tết có sự xuất hiện của nem rán như một nét văn hóa cỗ truyền, thể hiện sự đùm bọc, gắn kết giữa các thành viên gia đình như chính cái cách làm nên chiếc nem với đầy đủ hương liệu này.
Khám phá Những việc làm mang lại may mắn đầu năm đón tài lộc, phú quý
1.6 Canh măng trong mâm cơm Tết
Đây là món canh phổ biến dịp tết trong mâm cỗ gia đình. Với cách chế biến khá cầu kỳ với măng khô ngâm luộc kỹ ninh cùng giò heo hoặc gà, vịt tạo nên một hương vị độc lạ mà không món canh nào có được.
1.7 Giò Lụa trong mâm cơm Tết
Đây là món ăn quen thuộc trong mâm cơm hằng ngày của người Việt. Món ăn được chế biến từ thịt nạc heo được xoay nhuyễn trộn chung với một số gia vị, tiêu đen gói với lá chuối đem luộc 8 tiếng tạo nên hương vị tuyệt vời.
1.8 Gà luộc trong mâm cỗ ngày Tết
Gà luộc là món quan trọng không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Tết. Một con gà cúng đẹp, tròn trịa, láng bóng thể hiện sự sung túc của gia chủ. Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ. Những miếng thịt gà có màu vàng tươi, dai, thơm thịt chấm với muối chanh ớt tạo nên một hương vị quen thuộc
Trên đây là một số gợi ý thú vị cho mâm cỗ ngày Tết theo truyền thống văn hóa Việt để bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin mà Nội Thất Hòa Phát đả cung cấp, bạn đả có thể tự tạo nên cho mình một mâm cơm đầm ấm cho gia đình trong dịp Tết đến, xuân sang này nhé!
Trần Hiến