#6 Cách làm đèn Trung Thu đơn giản cho bé siêu dễ thương tại nhà

#6 Cách Làm Đèn Trung Thu Đơn Giản Cho Bé Siêu Dễ Thương Tại Nhà

Những chiếc đèn lồng, mặt nạ, áo choàng, cánh… là món đồ không thể thiếu trong các dịp lễ Tết Trung Thu hàng năm với các bạn nhỏ. Những chiếc đèn lồng là kí ức một thời in đậm trong thâm tâm mỗi người với những kỹ niệm vui ngọt ngào trong mùa lễ hội hàng năm lớn nhất dành cho trẻ em.

Ngày nay, những mẫu lồng đèn hiện đại dần thay thế những chiếc đèn lồng truyền thống làm cho chúng trở nên ngày càng hiếm gặp. Rất nhiều cánh phụ huynh với mong muốn có được một chiếc lồng đèn tuổi thơ để hòa vào ngày lễ chia sẽ cho con cái những kỷ niệm thời thơ ấu của bố mẹ một cách chân thực nhất, nhưng lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các mẫu đèn truyền thống tại thời điểm hiện nay.

Hiều được vấn đề đó, Nội Thất Hòa Phát TpHCM – https://hoaphatmiennam.vn/ xin giới thiệu đến quý bạn đọc một số mẹo hay cực đơn giản trong việc chế tạo các loại đèn lồng tuổi thơ siêu dễ thương và đầy kỷ niệm nhé.

1. Sáu cách làm đèn Trung Thu đơn giản cho bé cực dễ thương

Tết Trung Thu là ngày lễ được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Vào ngày lễ Trung Thu, có rất nhiều sự kiện và các hoạt động vui chơi phá cỗ dành cho các bé thiếu nhi tham gia. Một trong những phần không thể thiếu trong các buổi tiệc chính là phần lễ rước đèn của các cháu nhỏ xung quanh các tuyến phố, nhà văn hóa…

Hòa nhịp vào ngày lễ vui chơi của các con, bậc phụ huynh có thể tập làm một số mẫu lồng đèn handmade đẹp mắt giúp con có một đem trung thu tuyệt vời nhé.

1.1 Cách làm đèn Trung thu bằng giấy A4

Đèn lồng trung thu bằng giấy A4 là một trong những món đồ chơi rước trăng của trẻ con dễ làm nhất. Thiết kế đèn đơn giản và đầy ý nghĩa có thể làm ngay tại nhà với các vật dụng đơn giản, bạn cũng có thể cùng con mình làm tại nhà với các bước chuẩn bị như:

  • Giấy A4 số lượng 1 tờ có thể dụng loại giấy màu để tăng thêm vẻ đẹp cho đèn.
  • Một chây bút.
  • Thước kẻ.
  • Hồ dán và băng dính.
  • Một chiếc cốc nhựa trong hoặc nan tre vát mỏng.
  • Dây cước.

hpmn-lam-den-trung-thu-giay-A4-4

Thực hiện làm đèn Trung thu bằng giấy A4 bằng việc gấp đôi tờ giấy A4 đã chuẩn bị theo phương dọc. Sau đó dùng thước kẻ để phân chia tờ giấy theo các phần bằng nhau, số lượng phần phân chia tùy theo sở thích đèn của mỗi người.

Tiếp theo bạn dùng kéo cắt các phần giấy đã phân chia theo hướng từ vế gấp ra đến mép giấy, nhớ trừa lại phần giấy liền tại mép với độ dày từ 2-3cm nhé. Sau khi cắt giấy xong bạn có thể dùng bút tô điểm thêm một số hoa văn trên lồng đèn cho sinh động.

Dùng keo dán cố định phần giấy vừa cắt bằng cách nối hai đầu cạnh ngang của chúng lại với nhau bao bọc xung quanh chiếc cốc nhựa trong đã chuẩn bị. Trường hợp không có cốc nhựa bạn có thể đan các khung tròn bằng nan tre mỏng để tạo hình cho đèn lồng chắc chắn hơn cũng như có vị tí đặt nến.

Sau khi hoàn tất, việc cuối cùng là buộc dây cước phía bên trên đèn lồng và trải nghiệm món đồ chơi mình vừa làm thôi!

1.2 Làm đèn Trung thu bằng chai nhựa hoặc lon bia

Tận dụng tái chế các vật dụng dùng một lần biến chúng có một cuộc đời mới vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa mang đến cho bạn một trải nghiệm vui chơi thú vị trong mùa lễ Trung Thu. Việc chuẩn bị thiết kế đèn trung thu bằng chai nhựa và lon bia có thể thực hiện qua các bước chuẩn bị cần có:

  • Một chai nhựa hoặc lon bia, đồ uống.
  • Kéo lớn và dao rọc giấy.
  • Thước cứng.
  • Dây và dụng cụ lồng đèn khác.

hpmn-lam-den-trung-thu-lon-bia-1

Đầu tiên bạn cần loại bỏ phần trên của chai nhựa hoặc vỏ lon bia bằng cách: đối với lon bia, hãy úp ngược phần nắp lon xuống nền chà sát liên tục cho đến khi phần nắp bị mài mòn tác ra khỏi thân. Đối với chay nhựa dùng một cây kéo lớn hoặc dao rọc giấy cắt phần đầu chai để tạo lổ lớn bên trên giúp thoát nhiệt trong quá trình rước đèn.

Tiếp theo dùng thước phân chia thân lon và chai nhựa ra thành nhiều phần, dùng dao rọc giấy cắt thân chai nhựa hoặc lon bia theo đường đã phân chia, nhớ trừa lại một khoảng tầm 1cm ở trên và dưới mép thân lon và chai nhựa. Lưu ý công việc dùng dao khá nguy hiểm nên bố mẹ cần chủ động làm hộ bé tránh việc tai nạn xảy ra trong lúc bé thực hành nhé.

hpmn-lam-den-trung-thu-lon-bia

Phần lon và chai nhựa sau khi được cắt theo chiều dọc bạn dùng tay ấn nhẹ ép chúng xuống để các đường cắt được nở đều phồng ra tạo các khe hở. Loại chai nhựa thường khó tạo hình hơn do đặc tính đàn hồi vì thế tại cị trí ép bạn có thể vuốt các mép rảnh để tạo đường gập định hình cho thân chai nhé.

Cuối cùng hãy tạo vài chiếc lổ bên trên phần miệng đèn lồng dùng dể xỏ dây và gậy cầm đèn. Như thế bạn đã có một chiếc đèn lồng độc đáo với vật dụng tái chế rồi nhé!

1.3 Làm đèn ông sao truyền thống

Đèn ông sao là hình ảnh quen thuộc của lứa tuổi thiếu nhi nhiều năm về trước. Những chiếc đèn lồng hình ngôi sao năm cánh với nhiều màu sắc lấp lánh trong đêm trăng rằm tạo nên một nét đẹp êm ái, vui tươi dành cho trẻ em thời bấy giờ. Hiện tại những chiếc đèn ông sao bằng giấy màu đã dần vắng bóng trên thị trường bởi được thanh thế bằng rất nhiều mẫu đèn lồng hiện đại. Tuy nhiên bố mẹ vẫn có thể hướng dẫn con mình làm một chiếc đèn đơn giản ngay tại nhà với các vật liệu:

  • Khung nan tre hoặc sợi thép nhỏ đan hình ngôi sao 5 cánh, số lượng 2.
  • Giấy bóng kính làm đèn ông sao.
  • Keo dán.
  • Kéo cắt giấy.
  • Một vài đoạn tre nhỏ như đủa hoặc que kem.
  • Dây buộc và nến.

hpmn-lam-den-trung-thu-ong-sao-1

Làm đèn ông sao cho bé ngay tại nhà với các bước đơn giản như sau: Sử dụng phần nan tre hoặc dây thép đan với nhau với 5 chiếc tạo thành hình ngôi sao sau đó cố định bộ khung bằng cách buộc kẽm tại các vị trí mối nối. Làm tương tự để có 2 phần khung như thế.

Ghép hai phần khung đèn ông sao với nhau bằng cách kết nối các đỉnh khung ngôi sao bằng buộc kẻm, công việc này đòi hỏi có sức nhiều nên bố mẹ hãy làm thay cho bé nhé. Tiếp theo căng phần khung tạo khoảng trống bên trong thân đèn bằng các que tre bằng nhau gắn tại các vị trí mối nối chéo của khung bên trong đèn.

hpmn-lam-den-trung-thu-ong-sao

Sau khi tạo được bộ khung cho đèn, tiếp tục dùng keo và giấy bóng kính dán lên bề mặt khung đèn để tạo lớp vỏ bên ngoài, công đoạn này hãy để bé chủ động sáng tạo màu sắc yêu thích và cắt dán nhé. Phần đèn sau khi được dán giấy bóng có thể đem phơi dưới ánh nắng mặt trời giúp cho bề mặt co lại và căng đẹp hơn, sau đó bạn có thể tùy chọn trang trí thêm cho đèn bằng bút vẽ hoặc dán viền bằng dây kim tuyến…

Tạo một lò xo xoắn ốc bằng kẽm vừa với thân nến để đặt bên trong đèn lồng, công việc còn lại là buộc dây cho đèn và cùng bé rước trăng thôi!

Hướng dẫn làm đèn handmade từ bìa carton

1.4 Làm đèn lồng Trung Thu bằng vỏ bưởi

Chiếc đèn lồng rước trăng bằng vỏ bưởi vô cùng quen thuộc với giới 8x 9x đầy kỷ niệm với cách làm vô cùng đơn giản mà bạn có thể cùng con yêu làm ngay tại nhà với các vật dụng chuẩn bị sau:

  • Một vỏ bưởi thật đẹp còn nguyên hình dạng.
  • Dao nhỏ.
  • Thanh tre và dây kẻm.
  • Dây buộc và thanh tre dài làm tay cầm.

hpmn-lam-den-trung-thu-vo-buoi

Làm đèn lồng đón trăng bằng vỏ bưởi cực đơn giản bằng cách chuẩn bị một vỏ bưởi có kích thước tròn đẹp được cắt phần đầu cuống, bên trong bạn có thể loại bỏ bớt phần lớp vỏ để quả bưởi có độ dày vừa phải.

Dùng dao nhọn cắt tạo hình các hình thù bên trên vỏ bưởi để lộ những khoảng không hình thù ngôi sao, hình tròn, mặt trăng, hình vuông tùy thích theo mong muốn của trẻ.

Dùng hai thanh tre nhỏ đan chéo chữ thập ở giữa buộc cố định bằng sợn thép xoắn ốc lò xo làm bệ đặt nến để gắn vào trong lồng thân đèn vỏ bưởi.

Cuối cùng là thắp nến và xỏ dây cho chiếc đèn lồng vỏ bưởi và cùng hòa vào đám đông phá cổ nhé!

1.5 Làm đèn ông sao bằng lọ thủy tinh

Thở nhỏ, lồng đèn được xem là món quà Tết Trung Thu cực xa xỉ mà chỉ có những gia đình khá giả mới có đủ điều kiện sắm cho con em mình. Chính vì thế, nhiều gia đình lựa chọ n cách biến tấu các món đồ dùng trong nhà thành đồ chơi lồng đèn cho trẻ, giúp con em mình có được một đêm rước trăng cực vui vẻ cùng bạn bè. hãy cùng Nội Thất Hòa Phát TpHCM – https://hoaphatmiennam.vn/ tái hiện những kí ức đó thông qua việc làm một chiếc đèn Trung Thu bằng cách sử dụng lọ thủy tinh nhé.

  • Một lọ thủy thinh lớn có khấc cổ để buộc dây.
  • Dây buộc.
  • Kéo.
  • Bút màu vẽ.
  • Nến và gậy.

hpmn-lam-den-trung-thu-lo-thuy-tinh

Việc làm đèn Trung Thu bằng lọ thủy tinh vô cùng đơn giản, chính vì thế quý phụ huynh có thể hướng dẫn cho con mình tự làm dưới sự theo giỏi của mình để các con thỏa sức sáng tạo nhé.

Hãy chọn một lọ thủy tinh có miệng lớn dạng ống với phần đầu có thể buộc dây. Bạn hãy hưỡng cấn trẻ tạo các thòng lọng buộc tên đầu lọ thủy tinh từ 3-4 vị trí để tạo sự cân bằng cho lọ khi kết nối với gậy đèn.

Tiếp theo, dùng maù vẻ tạo họa tiết trên bề mặt lọ thủy tinh để chúng trông đẹp mắt hơn. Nên để trẻ thực hiện bước này và động viên các cháu có thể sáng tạo theo ý thích, việc này không chỉ giúp trẻ có thêm sân chơi và có thể thỏa sức sáng tạo những thứ mà các con đang suy nghĩ lên thành những hình ảnh thật, ngộ nghĩnh.

Cuối cùng là đặt nến vào bên trong lọ và đi phá cổ thôi nào!

1.6 Làm lồng đèn ông sao bằng giấy nhúm màu sắc

Đèn Trung Thu kiểu giấy nhúm hay còn được gọi bằng mẫu tên đèn xếp, đèn lò xo là mẫu đèn trung thu được nhiều trẻ con ưa thích trong gian đoạn những năm 90 2 ngàn. Thiết kế mẫu đèn đơn giản, dễ làm tuy có độ sáng thấp hơn các sản phẩm khác nhưng bù lại có những họa tiết vô cùng đẹp mắt làm biết bao trẻ em ao ước sở hữu trong ngày Tết Trung Thu. hãy cùng chúng tôi tái hiện lại mẫu đèn lồng này nhé.

Việc chuẩn bị nguyên vật liệu làm đèn bao gồm:

  • Một tấm bìa cứng lớn, giấy màu mỏng có hoa văn đẹp mắt.
  • Một chiếc compa, thước kẻ.
  • Kéo cắt giấy hoặc dao rọc giấy.
  • keo dán, dây và gậy treo đèn.

hpmn-lam-den-trung-thu-giay-nhum

Chuẩn bị một tờ giấy mỏng với hoa văn họa tiết đẹp mắt với khổ chữ nhật lớn với chiều rộng tầm 25-30cm chiều dài gấp 2-3 lần để làm phàn vỏ đèn lồng (trường hợp không có laoji giấy khổ lớn có thể chia ra thành từng khổ nhỏ dán dính vào nhau)

Sử dụng khổ giấy vừa chuẩn bị và gấp nhỏ theo dạng gấp quạt theo chiều dài của giấy với độ rộng rếp gấp từ 1-2cm tùy theo sở thích và kích thước của khổ giấy. sau khi hoàn tất ta có được một thanh giấy xếp dài, tiếp tục thực hiện lại bước xếp quạt theo chiều dài của thanh giấy, lần này các đường gấp nhỏ hơn nhằm tạo nên độ nhúm cho sản phẩm đèn lồng của bạn.

Sau khi hoàn tất, dán hai đầu tấm giấy vừa gấp theo hai cạnh dài của tờ giất để tạo thành một hình ống trụ tròn có thể xếp gọn. Thực hiện dùng thước đo đường kính và bán kính hình tròn  vừa tạo.

Sau khi đo được đường kính đèn Trung Thu, việc tiếp theo bạn sử dụng Compa tạo hai hình trong với đường kính tương đương lên bề mặt tấm giấy bìa cứng đã chuẩn bị trước, dùng kéo cắt hai hình tròn chuẩn bị công đoạn tiếp theo.

  • Hình tròn thứ nhất bạn giử nguyên và xác định tâm điểm của nó để gắn một bệ để nến ở giữa, bôi một lớp keo dán lên viền rìa của hình tròn và dán phần đáy ống nhúm trụ bằng giấy vừa chuẩn bị ở trên vào cố định chờ keo khô.
  • Hình trong thứ hai bạn tiếp tục sử dụng compa tạo một hình tròn nhỏ khác bên trong với đường kính nhỏ hơn từ 3-4cm. Cắt bỏ hình trong bên trong để có một vòng trong bằng giấy. Trên bề mặt vòng tròn khoét các lổ nhỏ để xỏ dây móc dây đèn.

Sau khi hoàn tất, dán phần vòng trong còn lại lên phía trên phần đèn lồng vừa chuẩn bị để có một thể dạng hình ống với đầu và đáy được dính bởi bìa cứng.  Đợi sản phẩm khô keo hoàn toàn bạn có thể cho nến vào bên trong và sử dụng được rồi!

Trên đây là một số gợi ý từ Nội Thất Hòa Phát về việc tự làm một chiếc đèn trung thu đơn giản tại nhà dành cho bé. Hy vọng với những gợi ý thú vị từ chúng tôi, quý bạn đọc dã có thêm một vài kinh nghiệm hay trong việc tạo hình một mẫu đèn trung thu đơn giản cho con em mình trong dịp lễ Tết Trung Thu sắp đến nhé!

Trần Hiến

Miền Nam: 0916.952.958 - 0943.656.555 - 0916.084.085
Miền Bắc: 0934.534.777 - 0917.311.386 - 0916.378.886